No announcement yet.

2 New Half-Life 2 Developers videos

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • 2 New Half-Life 2 Developers videos

    Tham quan Quốc Tử Giám Huế xem trường đại học thời xưa có gì thú vị

    Miền Trung nổi tiếng là miền quê nghèo khắc nghiệt nhưng tinh thần hiếu học thì lại không thiếu những hiền tài dốc lòng phụng sự đất nước. Truyền thống ấy của đất nước vào thời xưa thể hiện như thế nào, liệu bạn có tò mò? Vậy tại sao không ngược thời gian quay về với triều đại xưa để khám phá xem trường Đại học thời đó có gì đặc biệt. Hãy đến Huế ngay trong kỳ nghỉ sắp tới để tìm hiểu về Quốc Tử Giám – trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam cho đến ngày nay. Cùng King Travel lên Tour du lịch Đà Nẵng Hội An Huế Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm trọn gói khám phá nền giáo dục phong kiến và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của Quốc Tử Giám dưới triều Nguyễn như thế nào nhé.
    Đôi nét về Quốc Tử Giám
    Quốc Tử Giám hiện thuộc địa chỉ số 1 đường 23 tháng 8, nằm trong khuôn viên Kinh thành Huế, thành phố Huế. Tiền thân là trường đại học Kinh đô Huế xưa, nay còn được gọi là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế. Là di tích đặc biệt hiếm hoi về nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến nên nơi đây có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, truyền thống, lịch sử. Năm 1993, Quốc Tử Giám cùng hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

    Lịch sử hình thành


    Hình 1: Ảnh chụp từ bên phần cổng bên ngoài


    Trường Quốc Tử Giám đầu tiên ở nước ta được xây dựng năm 1076 dưới trièu Lý, tại Kinh đô Thăng Long, nay thuộc khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội. Về sau, kinh đô đặt tại Huế dưới sự trị vì của triều Nguyễn cũng đã xây dựng một trường đại học bồi dưỡng nhân tài tại đây.

    Năm 1803, vua Gia Long đã cho xây dựng trường học quốc gia mang tên Đốc Học Đường hay còn gọi là Quốc Học Đường. Trường thuộc địa phận làng An Bình, giáp với làng Long Hồ Hạ, huyện Hương Trà cách Kinh thành Huế khoảng 5km về phía Tây. Công trình ban đầu chỉ gồm một tòa nhà chính ở giữa và 2 dãy nhà bên làm giảng đường cho quan chánh, phó đốc học giảng dạy.
    Đến thời vua Minh Mạng, năm 1820, ông đổi tên thành Quốc Tử Giám rồi tiếp tục mở rộng quy mô, xây dựng lớn hơn và phát triển mạnh hơn về hệ thống giáo dục, đào tạo. Năm 1821, ông cho xây thêm Di Luân Đường là tòa nhà 5 gian 2 chái, một tòa giảng đường 7 gian 2 chái và 2 dãy nhà học, mỗi dãy 19 phòng học.
    Dưới thời vua Tự Đức, việc mở rộng trường cũng rất được chú trọng. Ông xây dựng thêm tường rào bao bọc, cư xá cho sinh viên tá túc và một lần đến thăm không quên làm văn khuyến khích các sinh viên theo học cố gắng.
    Năm 1908, vua Duy Tân cho dời Quốc Tử Giám vào bên trong kinh thành chính là vị trí hiện nay mà chúng ta tham quan, đồng thời xây dựng thêm nhiều công trình phụ mang giá trị nghệ thuật cao, trong đó phải kể đến Di Luân Đường, Tân Thư Viện ở giữa và tòa nhà ở nằm phía sau giành cho Tế Tửu, Tư Nghiệp (hiệu trưởng, hiệu phó) của trường. Năm 1923, Tân Thư Viện trở thành Bảo tàng Khải Định nên Quốc Tử Gíam đã lập thêm Thư Viện Bảo Đại ngay sau Di Luân Đường. Cấu trúc ngôi trường gần như giữ nguyện vẹn cho đến bây giờ. Để tiện tham quan Huế, du khách có thể lựa chọn thuê xe nhiều chỗ cho đoàn đông người. Kinh Travel cung cấp thuê xe các loại tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Du khách có thể xem qua Bảng giá cho thuê xe du lịch 4, 7, 9, 16, 29, 45 chỗ tại TPHCM giá rẻ của King trước khi quyết định

    Kiến trúc đặc sắc

    Tòa nhà chính Di Luân Đường là tòa nhà 2 tầng mang kết cấu khá quy mô và phức tạp. Tầng dưới kiểu nhà kép gồm 1 nhà 3 gian 2 chái nối với 1 gian hợp thành, tầng 2 lại là nhà vuông 1 gian 4 chái. Trong công trình có nhiều hình chạm khắc rồng trên tấm gỗ lớn nguyên nên khá ấn tượng, công phu. Tầng 2 dành cho việc thờ tự Khổng Tử và các đồ đệ của ông, đặc biệt sử dụng kiểu kiến trúc đặc trưng theo kiến trúc cung đình Huế. Ngoài ra còn hệ thống vòm mái, cổ diêm, ô hộc, máng xối đều mang nhiều giá trị trong nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc phong kiến triều Nguyễn.


    Hình 2: Gian nhà chính diện ngôi tường hơn trăm tuổi


    Ngoài ra, các dãy nhà học hay công trình phụ khác cũng gây nhiều ấn tượng, thể hiện kiểu kiến trúc đặc trưng của giai đoạn này, cho thấy những phát triển trong ngành xây dựng lúc bấy giờ.
    Ý nghĩa to lớn của Quốc Tử Giám
    Trước tiên, Quốc Tử Giám là ngôi trường đặc biệt dạy cách làm quan, học sách thánh hiền tại Việt Nam. Giám sinh ở đây thường là tôn sinh (con cháu trong hoàng tộc), ấm sinih (con cháu các quan) và cả học sinh (con cái dân chúng đỗ Tú Tài, Cử Nhân có nguyện vọng học tập để làm quan).
    Hiện nay, đây còn là bảo tàng lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, đó là các tấm bia đá khắc văn thơ Ngự chế, hoành phi lưu Ngự bút của nhiều vị vua. Trong hệ thống đó phải kể đến tấm bia Huỳnh Tự Thư Thanh, bia Thị Học, tấm hoành phi Di Luân Đường, Minh Trưng Các. Nếu quan tâm đến các hiện vật cổ khác, bạn có thể chọn đến với ngôi nhà cổ Hội An hoặc các ngôi làng, đình làng cổ rất đưuọc quan tâm trong Tour du lịch Hà Nội Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm giá rẻ trọn gói.
    Quốc Tử Giám là trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại nguyên vẹn cho đến nay tại Việt Nam, chính vì vậy nó mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa vô cùng to lớn. Đây chính là nơi nhiều vị tiến sĩ nước ta từng dùi mài kinh sử, chứng kiến nhiều vị nhân tài ra tay giúp nước, lưu danh sử sách đến muôn đời.
    Trường Quốc Tử Giám chính là một di sản quý giá của nước ta, thể hiện những giá trị vượt thời gian. Có đến Huế thì ngoài thăm đền đài, cung điện, lăng tẩm uy nghi cũng nhớ ghé qua đây một lần nhé. Để chuyến đi trọn vẹn hơn, du khách có thể liên hệ với King Travel theo hotline 0965 816 216 - 02363 816 216.
    Last edited by olivialees12; 07-13-2018, 10:03 AM.
Working...
X